Tác dụng của hơ nóng điếu ngải cứu trong điều trị bệnh

Tác dụng của hơ nóng điếu ngải cứu trong điều trị bệnh

Hơ nóng điếu ngải cứu từ lâu đã được ứng dụng trong y học cổ truyền để điều trị các triệu chứng: tắc nghẽn khí huyết, kinh mạch, tích đàm, sưng viêm,…vô cùng hiệu quả. Hơ nóng điếu ngải cứu chữa bệnh là phương pháp an toàn, hiệu quả nhanh chóng được nhiều người tin dùng. Tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật hơ nóng điếu ngải và tác dụng của phương pháp này qua những chia sẻ dưới đây của Darlev.

Điếu ngải cứu là gì?

Ngải cứu – thành phần chính tạo bên điếu ngải cứu. Ngải cứu có tên quốc tế là Artemisia absinthium, có nguồn gốc từ Châu Âu. Đây là một loại cây cỏ có mùi hương đặc biệt, có giá trị cao. Sử dụng trong y học với vai trò là loại thảo dược điều chế có lợi cho sức khỏe con người.

Điếu ngải cứu được thành từ lá ngải cứu khô, loại hoàn toàn bỏ phần cọng, xơ lá. Tán nhuyễn, tạo thành bột, sau đó tạo thành các điếu hình trụ thon dài, với kích thước khác nhau. Khi hơ nóng điếu ngải cứu toả ra mùi hương rất đặc trưng, tác động chuẩn xác lên các huyệt đạo, đem lại hiệu quả nhanh chóng.

Tác dụng của phương pháp hơ nóng điếu ngải cứu trong y học

Từ xưa, ngải cứu đã xuất hiện trong nhiều bài thuốc, bởi có nhiều công dụng: giảm đau, chống viêm nhiễm,…Hơ nóng điếu ngải kế thừa và phát huy tối đa những hiệu năng của cây ngải cứu.

Hơ nóng ngải cứu chữa bệnh có tác dụng:  thông kinh hoạt lạc, tan huyết ứ, khí bế, làm mềm cơ, mạch gân, làm an thần, trấn thống, và tiêu đàm tích. Kỹ thuật hơ nóng điếu ngải cứu thích hợp nhất với bệnh lý thuộc hư (bệnh lâu năm), bệnh thuộc hàn (lạnh).  Đặc biệt trong việc chống hàn, tán hàn khí, đuổi bệnh đem lại hiệu quả đáng kinh ngạc.

Ngày nay, khi nói đến y học cổ truyền người ta thường chỉ biết đến châm mà quên mất cứu cũng đóng vai trò quan trọng. Châm trị bệnh thuộc thực (bệnh mới) – cứu trị bệnh thuộc hư (bệnh cũ), tầm quan trọng của hai phương pháp này là như nhau. Nên sử dụng cứu điếu ngải để điều trị là cần thiết hơn châm cứu trong nhiều bệnh lý. 

Kỹ thuật hơ nóng điếu ngải cứu 

Điếu ngải cứu thường có hình trụ dài, quấn nhỏ. Khi sử dụng hơ hóng điếu ngải cứu chữa bệnh cần đốt cháy một đầu. Tay thầy thuốc cầm điếu ngải, hơ lên vùng da và huyệt đạo của người bệnh. Người thực hiện cứu cần nắm rõ kỹ thuật hơ nóng điếu ngải cứu để thực hiện chuẩn xác các bước.

Cầm điếu ngải bằng hai ngón trỏ và ngón cái, ngón út đặt trên bề mặt da người bệnh làm điểm tựa. Di chuyển tay, đặt điếu ngải cách da khoảng 1cm để tìm điểm huyệt chuẩn. Căn cư vào các điểm mà bệnh nhân né mặt, kêu đau do không chịu được sức nóng của ngải cứu tác động.

Thường thì nếu di chuyển đến ‘đúng’ huyệt vị cần tác động, thì không quá 2 giây, bệnh nhân sẽ kêu đau và có cảm giác nóng rát, khó chịu. Cảm giác như bị bỏng nặng, buốt và có một lực hút sâu vào cơ thể gây nhức nhối hoặc nóng ngứa. Đây là cơ sở để thầy thuốc chẩn bệnh và trị bệnh.

Với tình huống ngược lại, điếu ngải cứu di chuyển trên bề mặt da mà bệnh nhân chỉ cảm thấy ấm nóng, không có cảm giác khó chịu thì không cần hơ tiếp tại điểm đó. Bởi không đem lại bất kỳ tác dụng gì. 

Thầy thuốc căn cứ vào các đồ hình và sinh huyệt trên vùng mặt, đầu, cổ ,gáy để rà soát các điểm huyệt và xác định được điểm cần tác động (cần hơ ngải cứu). Rồi thực hiện chẩn và trị bệnh theo các bước kỹ thuật trên.

Lưu ý rằng, hơ nóng điếu ngải cứu là phương pháp tốt nhưng cần căn chỉnh thời gian cho hợp lý. Vì đây là phương pháp tác động nhiệt có ảnh hưởng trực tiếp trên da. Thời gian cứu vào huyệt vị từ 1 – 3 phút, một lần cứu kéo dài 15 – 20 phút. Cứu 1 – 2/lần một ngày và thời gian cứu hiệu quả nhất là 10 – 12 ngày cho một liệu trình. 

Tuy nhiên, mốc thời gian này không có quy định chuẩn xác, liệu trình điều trị và thời gian cứu cần điều chỉnh theo từng bệnh lý và hiện trạng bệnh.

Những trường hợp nào không nên sử dụng hơ điếu ngải cứu?

Hơ nóng điếu ngải cứu là phương pháp tốt, nhưng không có công năng ‘trị bách bệnh’. Nhiều trường hợp, không thể áp dụng điều trị bằng phương pháp này:

Bệnh nhân sốt cao

Phương pháp không có tác dụng đối với bệnh nhân sốt cao và có thể gây tác động tiêu cực cho tình trạng bệnh.

Phụ nữ có thai và cho con bú

Cây ngải cứu và điếu ngải cứu không được dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Bởi chứa nhiều hoạt chất không tốt, gây ảnh hưởng đến thai nhi, trẻ nhỏ. Có khả năng gây sảy thai.

Người có bệnh lý về tim, thận

Một số hoạt chất trong ngải cứu và mùi hương của ngải cứu có thể tác động đến bệnh lý tim và thận, làm tình trạng bệnh trở nên tệ hơn.

Thận trọng khi sử dụng với những vùng da quan trọng: da mặt. vùng bụng dưới của mẹ bầu, vùng xương chậu của phụ nữ. Vì tàn điếu ngải có thể gây phỏng mất thẩm mỹ.

Hơ nóng điếu ngải cứu chữa bệnh là một phương pháp hay, tuy nhiên cần dùng cho đúng bệnh, đúng kỹ thuật mới đem lại hiệu quả như mong đợi. Trong một số trường hợp, điếu ngải cứu cần kết hợp với châm để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Hy vọng qua bài viết, người bệnh có cách nhìn khách quan hơn về phương pháp hơ nóng điếu ngải cứu để điều trị bệnh. Cũng như tìm được cách điều trị an toàn , hiệu quả, tiết kiệm cho những bệnh lý của mình.

Thông tin liên hê:

Website: https://darlev.com/

Facebook: https://www.facebook.com/Darlev.vietnam

Hotline: 1900 299 274

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn nhanh chóng, chính xác nhất!

admin
We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Darlev
Logo
Enable registration in settings - general
Shopping cart