Cứu ngải là gì? Tất tần tật về kỹ thuật cứu ngải trong y học
Ngày nay, dưới áp lực công việc ngày càng tăng cao, các căn bệnh “tuổi già” ngày càng trẻ hoá. Đòi hỏi chúng ta cần trang bị kiến thức về y học để cải thiện chất lượng đời sống cũng như sức khỏe tinh thần. Trong đó, kỹ thuật cứu ngải được đánh giá là an toàn, hiệu quả cao. Vậy cứu ngải là như thế nào? Có mấy dạng và cần lưu ý gì khi thực hiện? Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Kỹ thuật cứu ngải là gì?
Cứu là hoạt động dùng sức nóng để tác động lên các vùng huyệt, kích thích cơ thể phản ứng. Từ đó mang lại hiệu quả phòng và điều trị bệnh. Thông thường, kỹ thuật cứu dùng lá ngải cứu khô chế thành ngải nhung rồi làm điếu, đốt nóng bên trên da.
Như vậy, nói một cách dể hiểu thì kỹ thuật cứu ngải dựa theo nguyên lý dùng sức nóng tác động lên huyệt nhằm xoa dịu cơn đau, điều trị bệnh.
Kỹ thuật cứu ngải có mấy dạng ?
Phương pháp cứu ngải có 2 dạng chính bao gồm: cứu trực tiếp và cứu gián tiếp
Kỹ thuật cứu ngải trực tiếp
Kỹ thuật cứu ngải trực tiếp là hình thức ngải cứu được chế thành trụ hình dài, sau khi đốt cháy một đầu thực hiện thao tác hơ trên da thịt bệnh nhân. Thao tác này cần được thực hiện và kiểm soát bởi người có chuyên môn cao
Cứu trực tiếp có 3 phương thức sau:
- Cứu ấm: Đốt cháy 1 đầu điều ngải, hơ trên huyệt bệnh nhân chú ý an toàn nên giữ khoảng cách da ít nhất 2cm, nên điều chỉnh cự ly tùy theo cho đến khi bệnh nhân cảm thấy nóng ấm vừa đủ. Giữ yên đến khi thấy bề mặt da ửng hồng. Thông thường phương pháp này sẽ tốn từ 1-3 phút cho 1 huyệt và 15-20 phút cho 1 lần điều trị.
- Cứu xoay tròn: Đốt cháy 1 đầu điếu ngải, đặt cách bề mặt da ít nhất 2cm đủ để bệnh nhân cảm nhận được sự nóng ấm sau đó xoay từ từ theo vòng tròn từ hẹp đến rộng. Thực hiện thao tác này cho đến khi bệnh nhân cảm thấy nóng ấm toàn bộ vùng được điều trị là được. Thường kéo dài khoảng 20 phút cho 1 lần điều trị.
- Cứu mổ cò: Đưa đầu điếu ngải gần sát da cho đến khi bệnh nhân cảm thấy nóng rát rồi lấy xa ra. Lặp đi lặp lại thao tác này trong khoảng tầm 20 phút. Phương pháp này thường được sử dụng trong việc chữa bệnh cho trẻ em.
Kỹ thuật cứu ngải gián tiếp
Tương tự như cứu trực tiếp, cứu ngải gián tiếp cũng có 3 phương pháp
- Viên trên da: Đặt viên ngải cứu hình chóp trực tiếp trên da, đốt cho đến khi bệnh nhân cảm thấy nóng và chưa cháy hết chân thì lấy ra. Phương pháp này cần được thầy thuốc lưu ý kỹ lấy viên ngải ra kịp thời tránh làm bệnh nhân bị bỏng da
- Cách muối, cách gừng, cách tỏi: Đặt mồi ngải cứu đã được đốt trên một lát gừng, tỏi hoặc một lớp muối. Mồi ngải cứu cháy tạo một sức nhiệt thấm qua lớp gừng, tỏi hoặc muối rồi sau đó mới thấm tới da người bệnh. Cách này tương đối an toàn hơn phương pháp viên trên da
- Trên đuôi cây kim: Nhiệt nóng được dẫn truyền từ đuôi kim đến trúng ngay huyệt đạo, tác dụng cao được cộng hưởng từ việc châm kim và sức nóng của ngải cứu. Chính vì vậy phương pháp này thường được ưu ái sử dụng cho bệnh nhân bị phong thấp kinh niên hoặc đau nhức mạn tính. Có hiệu quả chỉ sau vài lần điều trị
Đối tượng nào không nên sử dụng kỹ thuật cứu ngải?
Mặc dù có lợi ích cao trong điều trị bệnh vậy nhưng phương pháp cứu ngải không phù hợp với những đối tượng sau. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện:
- Không áp dụng cho bệnh nhân đang bị sốt cao
- Không thực hiện trên vùng da mặt nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ
- Không thực hiện trên vùng xương chậu hoặc bụng dưới của phụ nữ đang trong thời kỳ thai nghén
- Chống chỉ định trên những vùng da thường xuyên co kéo như khớp chân, khớp tay, khớp gối
Những lưu ý khi ứng dụng kỹ thuật cứu ngải
Dưới đây là một số lưu ý khi ứng dụng quy trình cứu ngải chi tiết trong điều trị bệnh. Bạn cần đọc kỹ và tuân thủ đúng theo quy trình cứu ngải:
- Thầy thuốc khi thực hiện kỹ thuật cứu ngải cần chọn đúng tư thế, vùng cần cứu phảiđược hướng lên trên
- Bệnh nhân nằm trong tư thế thoải mái suốt quá trình điều trị
- Thời gian cứuchỉ nên kéo dài trong vòng từ 1-3 phút cho một huyệt và không nên lạm dụng quá nhiều ở cùng một huyệt
- Một số đối tượng mẫn cảm, tiểu đường cần được điều trị một cách có kiểm soát, theo chỉ định của bác sĩ
- Tránh gió và nước khoảng 2 tiếng sau khi điều trị
- Không tự ý thực hiện tại nhà chưa chưa có các dụng cụ thiết bị đảm bảo an toàn và chưa hiểu đúng kỹ thuật
Ngày nay phương pháp cứu ngải khá ít được sử dụng vì mất thời gian và đòi hỏi chuẩn bị dụng cụ cầu kỳ. Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học giúp người bệnh tiếp cận với kỹ thuật cứu ngải bằng nhiều hình thức khác nhau, an toàn, tiết kiệm chi phí và không mất nhiều thời gian di chuyển đến phòng khám. Trong đó, máy hơ nóng ngải cứu là một trong số những thiết bị được khuyên dùng hàng đầu. Bạn có thể tìm mua để phục vụ cho gia đình mình.
Thông tin liên hê:
Website: https://darlev.com/
Facebook: https://www.facebook.com/Darlev.vietnam
Hotline: 1900 299 274
Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn nhanh chóng, chính xác nhất!