
Tìm hiểu về giai đoạn kinh nguyệt và những điều bạn chưa biết.
Những hiện tượng sinh lý vẫn thường diễn ra và gây ra nhiều bối rối, chu kỳ kinh nguyệt hay hiện tượng hành kinh có những dấu hiệu riêng. Dù tất cả đều biết và nắm được những quy luật cơ bản như vậy nhưng không phải ai cũng nắm rõ được đầy đủ, chi tiết về các giai đoạn hay bản chất của nó.
Trong bài viết: Tìm hiểu về giai đoạn kinh nguyệt và những điều bạn cần biết là nội dung chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn ngày hôm nay. Thông tin bổ ích được đề cập dưới đây có thể giúp bạn bổ sung thêm lượng kiến thức mới và điều đó sẽ tuyệt vời hơn khi kết hợp cùng với kinh nghiệm của bạn.
Một số thuật ngữ liên quan đến giai đoạn kinh nguyệt
Có rất nhiều khái niệm, thuật ngữ liên quan đến chủ đề kinh nguyệt hay những cụm từ hay xuất hiện trong các bài tin tức về giai đoạn trong kinh nguyệt. Dưới đây là một số định nghĩa phổ biến, hay dùng bạn cần nắm.
- Tử cung ( dạ con) là bộ phận thuộc cơ quan sinh sản ở nữ giới, có hình dáng giống hình quả lê lộn ngược nằm giữa bàng quang và trực tràng.
- Lớp niêm mạc tử cung ( nội mạc tử cung) thường dày theo chu kỳ kinh nguyệt. Kích thước và sự thay đổi thường dựa vào từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt.
- Âm đạo: là đường dẫn của tử cung dẫn ra bên ngoài cơ thể.
- Cổ tử cung là phần mở của tử cung và âm đạo.
- Ống dẫn trứng hay vòi trứng là ống cơ, có chiều dài lên đến 12cm. Ống dẫn trứng có 2 đầu, 1 đầu thông với từ cung, đầu còn lại thông với ổ bụng.
- Buồng trứng: là tuyến sinh dục của nữ. Vừa có chức năng nội tiết, vừa có chức năng ngoại tiết. Trên cơ thể nữ giới có 2 buồng trứng. Mỗi bạn nữ sinh ra đều có khoảng 1-2 triệu trứng được sinh ra, tuy nhiên chỉ có khoảng 300-400 trứng được phóng thích trong độ tuổi phát triển. Tỷ lệ trứng đậu thai cũng không nhiều.
Giai đoạn kinh nguyệt của nữ giới
Giai đoạn hành kinh ( giai đoạn xuất hiện kinh nguyệt )
Giai đoạn này kéo dài trong khoảng 5-7 ngày, thông thường không kéo dài đến ngày thứ 7. Nguyên nhân chính xảy ra hiện tượng hành kinh là do hormone estrogen và progesterone mất ổn định, giảm đi đột ngột và bắt đầu có kinh nguyệt.
Giai đoạn nang trứng – Giai đoạn kinh nguyệt.
Trong giai đoạn kinh nguyệt, giai đoạn nang trứng kéo dài từ ngày đầu tiên có kinh đến khoảng ngày thứ 13-14 trong chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này là khoảng thời gian được tính toán để tăng tỷ lệ mang thai và có xác suất đậu thai cao.
Nhờ hormone GnRH, nồng độ hormone FSH thay đổi ( tăng lên), thúc đẩy sản sinh trứng và cho ra “ trứng chín”- trứng phát triển và đủ điều kiện để đậu thai. Mỗi tế bào trứng như thế sẽ được bọc trong một nang trứng.
Trong số các nang trứng đó, sẽ có những nang trứng ưu thế hơn, nó phát triển và hoàn thiện hơn các nang trứng còn lại. Nang trứng nổi bật hơn thường có kích thước từ 18-25mm ( tính đường kính).
Tuy nhiên, thời gian và những thay đổi trong giai đoạn này có thể thay đổi. Nó phụ thuộc vào cơ địa, sự khác lạ trong điều kiện và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Khi có nhu cầu mang thai, lúc này lớp niêm mạc sẽ bong ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Hormone estrogen làm chất nhờn ở cổ tử cung tăng tiết để trong trường hợp tinh trùng xâm nhập thì có thể hình thành quá trình thụ tinh. Và nếu không chu kỳ kinh nguyệt vẫn diễn ra như bình thường.
Giai đoạn rụng trứng
Đây là giai đoạn phóng thích trứng từ buồng trứng, thường xảy ra ở ngày thứ 14 ở chu kỳ kinh nguyệt. Trong khoảng 36 giờ sau khi nồng độ hormone LH tăng lên, các nang trứng vỡ ra và các trứng chín được phóng thích ra.
Trứng chỉ tồn tại trong khoảng 12-24 giờ ( 1-2 ngày ) trong ống dẫn trứng. Nên sau thời gian đó sẽ hình thành chứng trứng chết và bắt đầu phân hủy.
Giai đoạn hoàng thể là một giai đoạn kinh nguyệt cuối
Giai đoạn hoàng thể bắt đầu thường vào ngày thứ 15 và thường là là giai đoạn có sự chuẩn bị cho cơ thể bước vào một chu kỳ kinh nguyệt mới. Các nang trứng lúc này rỗng sẽ xẹp xuống, trở thành một khối màu vàng nhỏ. Hoàng thể sản sinh ra nhiều hormone progesterone và lúc này các chất nhầy đặc và trở nên dính hơn.
Trường hợp trứng không được thụ tinh hoặc thụ tinh nhưng không được thì sẽ bào giai đoạn thoái hóa. Nồng độ 2 hormone estrogen và progesterone giảm xuống khiến mạch máu trong cổ tử cung co lại. Lớp niêm mạc tử cung bong ra, gây ra đau bụng kinh. Và cứ thế, chu kỳ mới được hình thành.
Kết luận
Sau khi tìm hiểu về giai đoạn kinh nguyệt và những điều bạn cần biết. Mỗi chúng ta đều hiểu rõ hơn về cơ thể, về giai đoạn và những đặc điểm của nó. Sự thấu hiểu này giúp mỗi người có cách thay đổi và nhìn nhận về cách mình chăm sóc sức khỏe cho bản thân.
Không chỉ thay đổi được bản thân, mà với những người xung quanh ta cũng có cách chăm sóc tốt và ân cần, chu đáo hơn. Chúc bạn, có thật nhiều sức khỏe và có được nhiều may mắn trong cuộc sống để nhận về thật nhiều niềm vui và sự trẻ xinh của mình.