Tác dụng của ngải cứu tươi với sức khỏe phụ nữ

Tác dụng của ngải cứu tươi với sức khỏe phụ nữ.

Ngải cứu tươi từ lâu đã trở thành thực phẩm, vị thuốc được chị em phụ nữ sử dụng nhiều trong cuộc sống. Vị thuốc này có rất nhiều công dụng. Bài viết này cung cấp đầy đủ tác dụng của ngải cứu đối với sức khỏe phụ nữ.

Cây ngải cứu tươi và đặc điểm 

Cây ngải cứu còn có tên khoa học là Artemisia vulgaris, có nguồn gốc từ châu Âu nhưng hiện nay loài cây này được trồng nhiều ở Việt Nam. Ngải cứu là loại cây thân cỏ, vị đắng, tính ấm, đi vào kinh tỳ, can, thận, giúp cầm máu, giảm đau và trị nhiều bệnh khác. Cây ngải cứu có thể dùng được tất cả các bộ phận từ lá, thân, rễ ở dạng tươi hoặc khô đều tốt.

Ngải cứu tươi có nhiều hoạt chất tốt đặc biệt bao gồm tinh dầu, flavonoid, axit phenolic và các nhóm chất chuyển hóa khác. Ngải cứu có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan, giảm đau, thải độc tế bào, kháng khuẩn, kháng nấm và nhiều công dụng khác.

Tác dụng thần kỳ của ngải cứu tươi đối với sức khỏe phụ nữ

Ngải cứu được dùng nhiều trong các bữa ăn gia đình, trong các bài thuốc dân gian bới tác dụng thần kỳ của nó. Đặc biệt, chị em phụ nữ không nên bỏ qua loại thực phẩm rẻ tiền, dễ kiếm mà rất quý này.

Ngải cứu tươi giúp cầm máu và giảm đau

Các hoạt chất trong ngải cứu tươi có tác dụng giảm đau, cầm máu nhanh. Trong gia đình, khi bị chảy máu, các bạn có thể lấy một vài lá ngải cứu giã nát, đắp lên vết thương hở, sẽ nhanh chóng cầm máu, giảm đau. Nhờ tính sát khuẩn, kháng viêm, tiêu viêm, các bạn hoàn toàn yên tâm khi dùng ngải cứu đắp lên vết thương hở để cầm máu.

Giảm đau nhức xương khớp từ ngải cứu tươi

Ngải cứu tươi có tính ấm, giúp lưu thông máu khí huyết, lưu thông máu tốt, giúp máu mang dinh dưỡng đi khắp cơ thể trong đó có hệ xương khớp. Chị em phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh rất hay bị đau nhức xương khớp, thì ngải cứu là cứu tinh trong trường hợp này.

Chúng ta có thể chữa đau nhức xương khớp thông qua đường uống trực tiếp. Lá ngải cứu giã lấy nước pha với một chút mật ong sử dụng đều đặn trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tuần, sẽ có hiệu quả. Ngoài ra bạn có thể nấu cây ngải cứu lấy nước để uống trong khoảng 14 ngày sẽ có tác dụng.

Ngải cứu tươi giúp bồi bổ, làm ấm cơ thể

Phụ nữ cơ thể yếu, suy nhược, chán ăn có thể dùng ngải cứu như một thực phẩm bổ trợ. Với tính ấm, tăng khả năng lưu thông khí huyết, lưu thông máu, ngải cứu tươi đặc biệt cần thiết cho quá trình bồi bổ cơ thể.

Những món ăn đơn giản từ ngải cứu giúp bạn nhanh chóng phục hồi sức khỏe mà không quá khó ăn. Ngải cứu tươi hầm với những thực phẩm bổ dưỡng khác như móng giò, gà ác, bồ câu kết hợp với một số thảo dược như kỷ tử, hạt sen rất tốt. Các bạn cũng có thể làm những món ăn đơn giản hàng ngày như ngải cứu xào trứng gà, ngải cứu hầm trứng vịt lộn cũng có tác dụng tương tự.

Ngải cứu giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng cho chị em

Tác dụng nổi bật của ngải cứu mà chị em nào cũng biết đó là giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh. Đối với những người rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt không đều, ra nhiều máu và thường xuyên đau bụng, nên dùng ngải cứu. Có thể dùng bằng cách chế biến món ăn, đun nước uống hoặc giã lấy nước pha thêm đường đều được.

Những trường hợp không nên dùng ngải cứu tươi

Ngải cứu tươi có rất nhiều công dụng, đặc biệt tốt với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chị em không nên dùng ngải cứu bởi có thể mang lại ảnh hưởng không tốt. Dưới đây là một số trưởng hợp không nên dùng ngải cứu:

  • Phụ nữ mang thai những tháng đầu. Trong thành phần của ngải cứu có chứa tinh chất làm co bóp tử cung. Vì thế nên hạn chế dùng ngải cứu trong giai đoạn đầu mang thai nhất là đối với những người có tiền sử dễ sảy thai, sinh non.
  • Những người bị rối loạn đường ruột cấp tính. Đặc điểm của cây ngải cứu có tính nhuận tràng, vì thế nếu sử dụng ngải cứu trong giai đoạn này dễ ảnh hưởng đến tình trạng rối loạn hấp thu. 

Cách lựa chọn ngải cứu tươi chất lượng

Ngải cứu là một loại cây dễ kiếm, thường mọc hoặc được trồng ngay tại vườn nhà và bán tại chợ hay siêu thị rất nhiều. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lựa chọn ngải cứu tươi chất lượng. Hãy chọn những cây ngải cứu còn tươi, không bị héo, dập. 

  • Chọn ngải cứu chế biến món ăn: Khi chọn ngải cứu để chế biến món ăn, nên chọn những cây ngải cứu có ngọn non, nhỏ, màu tươi, không đậm quá.
  • Chọn ngải cứu để sắc nước uống: Nên chọn ngải cứu còn tươi, có cả phần non và phần thân cây để đun nước có nhiều tinh chất hơn.
  • Dùng để chườm nóng trị đau bụng kinh: Nên chọn phần thân cây có độ già, hoặc cây ngải cứu dạng bánh tẻ để khi hơ nóng dễ sử dụng, có nhiều tinh dầu.

Kết luận

Trên đây là những kiến thức liên quan đến ngải cứu tươi và tác dụng của loại thảo dược này với sức khỏe phụ nữ. Hi vọng qua bài viết này chị em có nhiều kiến thức và sử dụng ngải cứu một cách hiệu quả.

admin
We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Darlev
Logo
Enable registration in settings - general
Shopping cart