
Tác dụng của ngải cứu khô đối với sức khỏe ít ai biết đến.
Ngải cứu là loại cây phổ biến tại Việt Nam, được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm và dùng làm thuốc. Tuy nhiên nhiều người thường sử dụng ở dạng lá tươi mà ít ai biết đến ngải cứu khô cũng có nhiều giá trị.
Ngải cứu là gì và đặc điểm của ngải cứu
Ngải cứu được biết đến là một loại thân cỏ, có vị cay, hơi đắng, tính ấm. Được dùng nhiều để chế biến thực phẩm và là một vị thuốc quý trong đông y. Tất cả các bộ phận của cây ngải cứu đều sử dụng được, đặc biệt dùng ở dạng ngải cứu khô.
Đặc điểm nhận biết của ngải cứu là loại thân có rãnh dọc, lá mọc so le không cuống. Màu sắc của hai mặt lá cây ngải cứu khác nhau rõ nét. Mặt trên lá nhẵn, màu lục sẫm, mặt dưới lá ngải cứu có nhiều lông nhỏ, màu trắng tro. Cây ngải cứu có thể mọc hoang quanh nhà hoặc được trồng nhiều ở khắp Việt Nam.
Người ta phơi khô ngải cứu nhằm mục đích để kéo dài thời gian sử dụng. Ngoài ra một số cách sử dụng cần chế biến thành hình thức hợp lý, do đó thường sử dụng dưới dạng ngải cứu chế biến khô. Thông thường, ở những nơi trồng được nhiều ngải cứu quanh năm, ngải cứu tươi sẽ được ưu tiên sử dụng trực tiếp hơn.
Tác dụng của ngải cứu khô với sức khỏe
Ngải cứu khô ứng dụng nhiều trong đời sống bởi nó có tác dụng tốt cho sức khỏe. Tùy theo hình thức sử dụng mà ngải cứu mang lại sẽ khác nhau.
Tác dụng làm đẹp của ngải cứu khô
Thành phần của cây ngải cứu có chứa nhiều dưỡng chất, như tinh dầu, hoạt chất chống oxy hóa, các axit amin,… giúp cải thiện sắc tố da, giúp da trở nên căng bóng, sáng khỏe. Trong việc làm đẹp, ngải cứu thường được bào chế thành dạng bột hoặc phơi khô thành từng khúc, sau đó nấu lấy nước, sử dụng rất tiện lợi
Tác dụng chữa bệnh của ngải cứu khô
Ngoài tác dụng làm đẹp, cây ngải cứu còn được dùng làm thuốc chữa bệnh rất phổ biến. Trong ngải cứu có nhiều dưỡng chất tốt, chứa một lượng lớn tinh dầu, các axit amin, adenin, cholin, tricosanol… ứng dụng nhiều để trị bệnh. Cây ngải cứu thường dùng để trị cảm cúm, nhức đầu, giảm đau xương khớp và nhiều bệnh khác.
Một số bài thuốc từ ngải cứu khô
Ngải cứu có đặc điểm dễ sơ chế để chuyển từ dạng tươi sang dạng khô, giúp tăng thời gian sử dụng. Ngải cứu có nhiều công dụng trong việc chế biến thành thuốc, nên rất được ưa chuộng. Dưới đây là một số bài thuốc từ ngải cứu phơi khô.
Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều
Đây là tác dụng của cây ngải cứu khô dành riêng cho phụ nữ. Không ít chị em hay bị đau bụng, kinh nguyệt không đều, ra nhiều máu. Trong trường hợp này, hãy dùng ngải cứu trước kỳ kinh nguyệt khoảng một tuần, sẽ có hiệu quả.
Cụ thể cách dùng như sau: 12g ngải cứu, 10g sinh địa, 10g đương quy, 5g bạch thược, 3g xuyên khung, dùng để sắc với 800ml nước còn 300ml, lọc bỏ bã, chia làm 3 lần uống trong ngày. Bài thuốc này đặc biệt giúp giảm rong huyết, kinh nguyệt ra nhiều.
Ngoài ra, để đơn giản, bạn chỉ cần nấu nước ngải cứu đã phơi khô rửa sạch với một lượng ích mẫu khô tương đương với ngải cứu, cho thêm một chút cam thảo và hãm với nước sôi khoảng 10 phút. Liều lượng uống 3 lần/ngày. Đây là bài thuốc giúp kinh nguyệt đều đặn, giảm đau hiệu quả khi đến kỳ kinh nguyệt.
Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp là căn bệnh thường thấy ở Việt Nam. Những người từ độ tuổi trung niên hay mắc bệnh này. Lá và cây ngải cứu thường được mọi người rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ thành từng đoạn để dùng quanh năm trị căn bệnh này. Hơ nóng ngải cứu khô, sau đó chườm lên những vị trí đau nhức, giúp giảm đau nhanh chóng.
Một phương thức chữa đau nhức xương khớp từ cây ngải cứu ít người biết đến đó là dùng trong châm cứu. Lá ngải cứu được phơi khô, quấn thành điếu, điều trị châm cứu trong phòng khám. Do tính ấm, điếu ngải được dùng để điều trị các bệnh lý thuộc thể hàn, giảm đau, giãn cơ.
Nếu quanh nhà bạn có nhiều ngải cứu, hãy áp dụng bài thuốc sau trị đau nhức xương khớp. Một bó ngải cứu tươi hoặc khô, rửa sạch đun sôi với 500ml nước trong khoảng 20 phút. Dùng nước ngải cứu đun sôi chia 3 lần uống trong ngày. Với bài thuốc này, bạn kiên trì uống đều đặn sẽ thấy tình trạng đau nhức xương khớp cải thiện đáng kể.
Bài thuốc trị nhức đầu, giúp bổ não
Trước đây, các bậc tu hành thường dùng lá ngải cứu khô cho vào gối để nằm ngủ. Ngày nay trên thị trường cũng có một số đơn vị bán gối ngải cứu tiện lợi. Việc dùng lá ngải cứu làm gối giúp tinh thần nhẹ nhàng, thư thái. Những người thường xuyên bị nhức đầu, mất ngủ có thể áp dụng cách này để giảm stress, dễ ngủ hơn.
Theo như nghiên cứu, cây ngải cứu có khả năng làm tăng tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông lên não tốt hơn. Như vậy, các bệnh nhân mắc bệnh tiền đình, hoa mắt, chóng mặt nên sử dụng ngải cứu vừa kết hợp làm các món ăn và làm gối hay chườm nóng, sẽ mang lại hiệu quả.
Kết luận
Bài viết cung cấp một số tác dụng của ngải cứu đối với sức khỏe mà không phải ai cũng biết đến. Đây là một loại thảo dược dễ kiếm nhưng có lợi ích cao. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng kết hợp giữa ngải cứu tươi và ngải cứu khô tùy mục đích của mình nhé!