Ngải cứu và các bài thuốc dân gian với công dụng cực kỳ hiệu quả đối với các chị em.
Bệnh liên quan đến kinh nguyệt luôn làm các chị em phụ nữ phải khó chịu và đau đầu suy nghĩ tìm cách chữa bệnh, tại sao các chị em không thử đến phương pháp dân gian là dùng ngải cứu và xông ngải cứu đối với sức khỏe phụ nữ, đối với thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về ngải cứu và các bài thuốc quý từ cây ngải cứu.
Tại sao ngải cứu được gọi là thần dược trong các bài thuốc dân gian?
Trong y học cổ truyền của dân tộc Việt Nam, thì ngải cứu được coi là một trong những vị thuốc quý có tính ấm, sẽ có vị hơi cay nhẹ và đắng, mùi hơi hắc, giúp giảm tình trạng đau nhức, có khả năng cầm máu và điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới. Chính vì lý do đó mà, ngải cứu thường được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến phụ khoa, giúp điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh, rong kinh kéo dài.
Theo phân tích của các thầy thuốc Đông y từ thời xa xưa, nguyên nhân chủ yếu gây ra đau bụng khi tới kỳ kinh nguyệt là do chứng hư hàn gây ra, và ngải cứu có tình ấm nóng sẽ giúp trị chứng hàn hư ở kỳ kinh nguyệt và còn giúp tuần hoàn và lưu thông máu tốt, còn có thể loại bỏ các triệu chứng khó chịu của chứng rối loạn kinh nguyệt gây ra.
Trên cây ngải cứu các bộ phận được sử dụng nhiều nhất và có công dụng hiệu quả nhất chính là phần ngọn non, lá và hoa với nhiều cách chế biến khác nhau nhưng thông dụng và đơn giản nhất vẫn là làm món ăn hoặc sắc nước uống. Ngoài ra, thì ngải cứu cũng có thể đem đi phơi khô và nghiền thành bột để dễ dàng bảo quản và sử dụng trong các bài thuốc Đông y.
Các bài thuốc dân gian từ ngải cứu để điều hòa kinh nguyệt và giảm tình trạng rong kinh kéo dài
Hiện nay, thì có rất nhiều bài thuốc được ghi chép từ tài liệu y học liên quan đến ngải cứu để chữa bệnh về kinh nguyệt cũng như các loại bệnh về phụ khoa. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc được làm từ ngải cứu dưới đây:
- Bài thuốc 1: Trị tình trạng rong kinh kéo dài cực kỳ hiệu quả
Bài thuốc này sẽ có nguyên liệu chủ yếu là ngải cứu khô, bạn dùng từ 6 đến 12g ngải cứu khô, nấu với nước và để nước sắc xuống, lược bỏ phần xác là có thể uống, bạn nên uống trước kỳ kinh nguyệt khoảng 1 tuần, để có hiệu quả tốt nhất thì uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 bát, uống cho đến khi hết kỳ kinh nguyệt trong tháng đó thì dừng lại.
- Bài thuốc 2: Điều hòa kinh nguyệt ổn định
Nguyên liệu cũng là ngải cứu nhưng bài thuốc này chúng ta sẽ dùng ngải cứu tươi, dùng 30g ngải cứu, sau đó nấu lên để nước cô đặc lại, bỏ phần xác, và uống nước này trong suốt chu kỳ kinh nguyệt đến khi hết chu kỳ.
- Bài thuốc 3: Giảm được tình trạng đau bụng kinh, giảm cảm giác khó chịu, đau nhức mình khi tới tháng.
Cuối cùng là sự kết hợp cùng với các nguyên liệu khác như 12g ngải cứu, 8g quất bì, 8g gừng tươi cho vào nồi nấu, nấu cho đến khi sắc xuống, lọc lấy nước và uống 1 ngày 1 lần.
Một số lưu ý khi sử dụng cây ngải cứu làm thuốc chữa bệnh
Ngải cứu trị đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt và rong kinh rất hiệu quả nhưng phải biết cách sử dùng, đúng liều lượng nhưng nếu không biết cách dùng sao đúng, dùng quá liều thì có thể phản tác dụng. Chính vì vậy, mà chị em phụ nữ khi dùng ngải cứu cần phải lưu ý những điều sau:
- Dùng ngải cứu với liều lượng phù hợp và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tốt nhất chỉ nên dùng khoảng từ 3 đến 5g ngải cứu khô, 15-30g ngải cứu tươi. Bạn chỉ nên dùng một lượng ngải cứu vừa phải không nên dùng quá liều sẽ gây ra tác dụng hay thậm chí là gây ngộ độc, tích trữ độc tố trong người khi sử dụng ngải cứu không đúng mục đích trong khoảng thời gian dài.
- Dùng ngải cứu chỉ để chữa bệnh không dùng để phòng bệnh, khi bạn uống để chữa đau bụng kinh theo chu kỳ, thì khi hết đau bụng nên dừng lại, không nên uống lá ngải cứu liên tục, kéo dài trong khoảng thời gian dài.
- Nếu bạn có các chứng bệnh sau đây tuyệt đối không nên dùng lá ngải cứu như: cao huyết áp, nóng trong người,…
- Khi sử dụng ngải cứu bạn phải có một chế độ ăn, chế độ sinh hoạt theo giờ giấc một cách khoa học để có thể chữa đau bụng kinh, rong kinh, điều hòa kinh nguyệt một cách tốt nhất cho sức khỏe của chị em phụ nữ.
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về công dụng cũng như cách dùng của ngải cứu và xông ngải cứu đối với sức khỏe phụ nữ, đối với thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về ngải cứu.