Ngải cứu chữa bệnh cho chị em phụ nữ, có đúng hay không?

Cây ngải cứu chữa bệnh cho chị em phụ nữ, có đúng hay không?

Ngải cứu và xông ngải cứu đối với sức khỏe phụ nữ, và thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Từ thời xa xưa, cây ngải cứu được biết đến là một thần dược trị các loại bệnh liên quan đến kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ, nhưng sử dụng sao cho hiệu quả và an toàn nhất, cũng là một vấn đề khiến chị em bận tâm. Sau đây, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về cây ngải cứu nhé!

Đặc điểm của cây ngải cứu 

Ngải cứu là loại cây cỏ sống lâu năm từ xa xưa, thuộc họ Cúc, đặc điểm của cây ngải cứu là thân cây có rãnh dọc và lá cây thì mọc so le không có cuống, lá có màu 2 mặt với 2 màu khác nhau. 

 Ngải cứu còn có nhiều cách gọi khác nhau với cách chế biến khác nhau như lá ngải cứu nếu đem đi phơi khô thì được gọi là ngải diệp. Còn nếu như lá ngải cứu phơi khô, sau đó đem đi cắt thành bột vụn và chỉ rây lấy phần lông trắng có tơ thì được gọi là ngải nhung. Theo Đông y của Việt Nam, thì ngải cứu khi dùng làm thức ăn hoặc làm nước uống sẽ có vị đắng, hơi cay, tính ấm, thận, có tác dụng chữa bệnh ôn bào cung, có thể cầm máu, an thai hay khứ hàn và có thể giảm đau.

Các bài thuốc dân gian từ cây ngải cứu

Trị kinh nguyệt ra nhiều, tử cung có xuất huyết do suy nhược cơ thể:

  • Bài thuốc này gồm có ngải cứu 12g, sinh địa 10g, đương quy 10g, bạch thược 5g, xuyên khung 3g. Tất cả các nguyên liệu này nấu với 800ml nước sắc xuống còn 300ml, sau đó lọc bỏ bã đi, lấy nước uống cho thêm 12g a giao vào khuấy đều, chia làm 3 lần và chỉ uống trong ngày. 

Trị bệnh ở phụ nữ bị các chứng hư, chu kỳ kinh nguyệt không đều

  • Bài thuốc này sẽ có các nguyên liệu khác như sau: đương quy, ngải cứu 80g, hương phụ 240g. Hỗn hợp này sẽ đem chưng với giấm khoảng nửa ngày, đem đi phơi khô, tán thành bột mịn. Sau đó dùng giấm nấu với nếp để làm hồ và trộn với thuốc bột để làm hoàn. Một ngày chỉ nên uống khoảng từ 16  đến  20g 

Trị chu kỳ kinh nguyệt không đều, kéo dài, đau bụng trong lúc hành kinh

  • Hương phụ và ngải cứu đều 500g, cho thêm một vài tá dược vừa đủ 1 lít. Một ngày chỉ nên uống 2 lần, mỗi lần chỉ 30ml và lưu ý là uống 1 giờ trước khi bữa ăn sáng và bữa ăn tối 

Trị giảm đau nhức xương khớp và giảm đau thấp khớp:

  • Lá ngải cứu tươi khoảng 50g, cùng với gạo tẻ 100g, thêm một ít đường đỏ vừa đủ. Sau đó lá ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ và nấu lấy nước dùng nước đó để nấu cháo. Khi ăn cháo thì hãy cho đường vào và ăn khi còn nóng. Ăn cháo này 2 lần vào bữa sáng và bữa trưa liên tục 3-5 ngày.

Trị điều hòa kinh nguyệt

  • Ngải cứu còn giúp bạn điều hòa kinh nguyệt chỉ cần sử dụng trước ngày có kinh, dùng từ 6 đến 12g ngải cứu đã phơi khô, nấu với nước sôi và lược cặn uống khoảng 3 lần trong 1 ngày, có thể dùng ngải cứu phơi khô ở  dạng bột từ 5 đến 10g hoặc dạng cao đặc từ 1 đến 4g cho tiện để sử dụng

Những điều cần lưu ý khi sử dùng cây ngải cứu 

1. Tuyệt đối không nên uống ngải cứu cùng với nghệ khi không có hướng dẫn từ bác sĩ 

Theo Đông y Việt Nam, ngải cứu được dùng như một loại thuốc trừ tính hàn, vì ngải cứu có tính làm ấm khí huyết, điều kinh và an thai. Nghệ là loại thuốc hoạt huyết dùng để phá các huyết tích và sinh cơ. Khi phối hợp cả 2 vị thuốc này với nhau và cần phải lưu ý, thận trọng sử dụng liều lượng và chỉ định của bác sĩ và chuyên gia.

2. Những người không nên dùng ngải cứu

Người có tiền sử bệnh viêm gan hoặc bệnh xơ gan nặng

  •  Vì tinh dầu chứa trong cây ngải cứu có công dụng tuyệt vời trong việc chữa các loại bệnh, nhưng loại tinh dầu này rất độc hại đối với người bị suy gan nặng.

Phụ nữ đang có thai trong 3 tháng đầu.

  •  Tuy rằng cây ngải cứu có tính ấm nóng và có khả năng an thai. Nhưng để an toàn nhất cho thai nhi thì phụ nữ mang thai trong các tháng đầu nên tránh sử dụng tất cả các loại dược liệu, trong đó có cả ngải cứu. Nếu sử dụng nên hỏi ý kiến của bác sĩ trong tháng thứ 4 trở đi.

Người bị rối loạn đường ruột cấp tính.

  •  Người bị rối loại đường ruột không nên sử dụng, vì có thể sẽ ảnh hưởng đến tình trạng rối loạn hấp thu trong ruột.

3. Ngải cứu càng không phải là loại thực phẩm có thể dùng hằng ngày như các loại thực phẩm khác

Vì ngải cứu là một loại thuốc, đồng thời sẽ có dược tính cao nên cũng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. 

Trên đây là những thông tin hữu ích về ngải cứu cũng như công dụng và cách dùng. Hy vọng qua bài viết này các chị em phụ nữ sẽ hiểu rõ hơn về ngải cứu và xông ngải cứu đối với sức khỏe phụ nữ, và thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Website: https://darlev.com/

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100075930116546

admin
We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Darlev
Logo
Enable registration in settings - general
Shopping cart