Cây ngải cứu và những công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Cây ngải cứu và những công dụng chữa bệnh tuyệt vời.

Từ xa xưa trong dân gian đã lưu truyền các bài thuốc nam từ các loại cây cỏ quanh chúng ta.  Một trong những loại cây cỏ rất quen thuộc với mọi nhà và vô cùng hữu ích trong cuộc sống của chúng ta đó là cây ngải cứu. Vậy cây ngải cứu là gì ? Có những công dụng gì và những điều cần lưu ý khi sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu về công dụng tuyệt vời và các bài thuốc về ngải cứu quan bài viết dưới đây nhé.

Cây ngải cứu là gì? 

Ngải cứu là gì? Ngải cứu được biết đến là loại cây thân  cỏ được phát hiện từ rất lâu về trước, thân cây thường có lá và các rãnh dọc. Lá cây ngải cứu thường mọc so le nhau và không có cuống, là cây thường có  2 màu khác nhau ở hai mặt lá. Mặt trên của lá thường là mặt nhẵn và có màu lục sẫm. Mặt dưới của lá có màu trắng trơn và còn có những lông nhỏ. Khi lại gần hoặc lấy tay ngắt và vo dập lá thì lá cây ngải cứu có thể tỏa ra mùi thơm đặc trưng và khá là hắc.

Cây ngải cứu thường có chiều cao từ 0.4 đến 1m, trong lá có tinh dầu, cây phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Châu Á, Bắc Phi, Alaska và Bắc Mỹ.Tuy nhiên, không phải ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng biết được công dụng cũng như cách thức để sử dụng cây ngải cứu có hiệu quả. chính vì vậy,  ở một số nơi cho rằng ngải cứu là một loại cây cỏ không có tác dụng và cần phải tiêu trừ.

Ở Việt Nam, cây ngải cứu mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước, có thể trồng quanh nhà làm thuốc. Ngải cứu thường được sử dụng tại chỗ trong nấu ăn hoặc điều trị một số bệnh lý đơn giản. Cây ngải cứu thường được mọi người thu hoạch và sử dụng vào khoảng tháng 6 tháng 7 hằng năm và bộ phận được ưu tiên sử dụng nhiều nhất là lá cây ngải cứu. cây ngải cứu có thể được trồng bằng cách nhiều cách khác nhau như giâm bằng cành hoặc trồng từ các cây con. tuy rằng ngải cứu có ra hoa quả và quả sau đó cho thu hoạch hạt nhưng hạt ngải cứu lại không thể sử dụng để gieo trồng được.

Những công dụng của ngải cứu trong cuộc sống.

Cây ngải cứu có những công dụng nổi bật là gì? Mặc dù ngải cứu là loại cây được chúng ta sử dụng một cách thường xuyên trong cuộc sống nhưng chắc rằng, không phải ai cũng có thể biết và hiểu hết được những tác dụng chính của nó.

Thứ nhất, công dụng trị ho, cảm cúm, đau đầu.

Ngải cứu là loại cây có tính ấm và có tác dụng trấn ho, giải cảm, khử đờm hay phong hàn do vậy vô cùng thích hợp với việc trị các bệnh về cảm cúm thông thường bao gồm: ho, nhức đầu, cảm sốt,…

Thứ hai, công dụng giúp phục hồi sức khỏe

Gà hầm ngải cứu được biết đến là một món ăn vô cùng bổ dưỡng với cơ thể, khi cơ thể bị suy nhược hay mới sinh xong hoặc có thể mới ốm dậy… có thể dùng để giúp cơ thể được tẩm bổ và nhanh chóng khôi phục.

Thứ ba, có tác dụng sơ cứu vết thương, cầm máu hoặc khử khuẩn

Nếu bạn bị các vết thương liên quan đến ngoài da, bạn có thể sử lý bằng cách giã nhỏ một nắm lá ngải sau đó trộn chung với muối. Rồi đắp lên da có tác dụng cầm máu. Như vậy, hợp chất có trong lá ngải cứu có công dụng nhanh chóng giúp làm dịu các cơn đau giúp hỗ trợ vết thương lành một cách nhanh chóng.

Thứ tư, giúp máu lưu thông, chữa đau thần kinh tọa

Nếu bạn thường xuyên bị choáng váng  hoa mắt, nhức đầu hoặc buồn ngủ thì đây có thể là dấu hiệu cho việc máu lưu thông kém. Bạn có thể giúp giảm thiểu tình trạng này bằng cách bổ sung ngải cứu vào những bữa ăn thường ngày. Vì trong lá ngải cứu có các hoạt chất α-thuyon có tác dụng làm hưng phấn về thần kinh do đó, đồng thời có tác dụng giúp giảm các cơn đau đầu.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây ngải cứu

Ngải cứu là loại cây có vô số công dụng trong việc chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, về cơ bản thì ngải cứu vẫn là một vị thuốc. Vì vậy, bạn không được lạm dụng nó quá nhiều, việc ăn  ngải cứu nhiều hay quá thường xuyên sử dụng ngải cứu do đó, có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn đối với cơ thể người dùng. 

Theo các bác sĩ chuyên ngành thì mọi người chỉ nên sử dụng ngải cứu khoảng 1 đến 2 lần trong một tuần.  Nếu bạn bị bệnh và cần sử dụng ngải cứu khô để uống thì cũng chỉ nên uống từ 3 đến 5g ngải cứu khô và uống thành từng đợt đến khi khỏi bệnh mà không nên sử dụng trong thời gian lâu dài.

Kết luận

Bài viết đã giải đáp cho chúng ta những thắc mắc về cây ngải cứu. Đồng thời cung cấp một số công dụng tuyệt vời của cây ngải cứu trong cuộc sống và những điều cần lưu ý khi sử dụng. Hy vọng nguồn thông tin này đã giúp ích được cho bạn nhiều điều.

admin
We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Darlev
Logo
Enable registration in settings - general
Shopping cart