Rối loạn kinh nguyệt và các biện pháp cải thiện để cuộc sống thêm yêu đời.
Rối loạn kinh nguyệt là bệnh lý thường gặp ở nữ giới, nhất là những người bước sang giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Tình trạng này được biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau, về lâu về dài gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như khả năng sinh sản và chức năng sinh lý. Do đó, khi gặp phải những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt thì bạn nên tìm đến bác sĩ để thăm khám và có những biện pháp cải thiện kịp thời.
Vậy như thế nào là rối loạn kinh nguyệt? Làm thế nào để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày có kinh và lượng máu kinh so với những chu kỳ thông thường của các tháng trước đó. Tình trạng này có thể xảy ra với phụ nữ ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tùy vào từng độ tuổi như ở lứa tuổi dậy thì, sinh con, mãn kinh,… mà mức độ và biểu hiện sẽ khác nhau, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, sinh lý và chức năng sinh sản của phụ nữ nếu không được chữa trị kịp thời.
Người bị rối loạn kinh nguyệt sẽ có những biểu hiện như sau:
– Bất thường về chu kỳ kinh: Vòng kinh quá dài (trên 35 ngày kinh) hoặc quá ngắn (dưới 22 ngày kinh), thậm chí không có kinh từ 6 tháng trở lên.
– Bất thường về lượng máu kinh: Người bị rối loạn kinh nguyệt có thể ở 3 trường hợp:
- Cường kinh: lượng máu kinh >20ml/ kỳ
- Thiểu kinh: số ngày có kinh < 2 ngày và lượng kinh< 20ml/ ngày
- Rong kinh: số ngày có kinh trên 7 ngày.
- Vô kinh: Trong một số trường hợp, phụ nữ có thể không có kinh điều này được gọi là vô kinh. Vô kinh nguyên phát là khi bạn không có chu kỳ kinh đầu tiên ở năm bạn 16 tuổi. Tình trạng này có thể do một vấn đề về tuyến yên, một khiếm khuyết bẩm sinh của hệ thống sinh sản nữ hoặc dậy thì chậm. Vô kinh thứ phát xảy ra khi chu kỳ kinh vốn có bị gián đoạn từ sáu tháng trở lên.
– Dễ thấy nhất là máu kinh thường đỏ thẫm, có mùi hơi tanh, không đông, nếu máu kinh có lẫn máu cục hoặc máu đỏ tươi hay hồng nhạt là bất thường.
– Ngoài ra, còn có hội chứng rối loạn tiền kinh nguyệt:
Tình trạng này xảy ra 1-2 tuần trước khi kỳ kinh bắt đầu. Một số phụ nữ trải qua một loạt các triệu chứng về thể chất và cảm xúc. Những người khác có thể trải qua một vài triệu chứng hoặc không có bất cứ triệu chứng nào. Tình trạng này có thể gây đầy hơi, cáu gắt, đau lưng, nhức đầu, đau ngực, nổi mụn, thèm ăn, mệt mỏi quá mức, phiền muộn, lo lắng, cảm giác căng thẳng, mất ngủ, táo bón, bệnh tiêu chảy, đau bụng nhẹ.
Nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt
Nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này là do lưu thông khí huyết kém, tăng cường gốc tự do, hệ miễn dịch suy giảm. Tuy nhiên bên cạnh đó, rối loạn kinh nguyệt còn do nhiều yếu tố tác động, cụ thể:
– Nội tiết tố thay đổi: Nội tiết tố trong cơ thể của phụ nữ thường bị mất cân bằng ở một vài giai đoạn như: dậy thì, mang thai, sinh con, chăm con và thời kỳ mãn kinh. Ở những giai đoạn này, kinh nguyệt có thay đổi thất thường.
– Thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học: Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt cũng sẽ xảy ra khi các thói quen trong ăn uống và sinh hoạt bắt đầu thay đổi: Sử dụng nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ; Áp lực căng thẳng do công việc, học hành; Sử dụng thuốc tránh thai nhiều lần…
– Một số nguyên nhân thực thể khác như: Dấu hiệu thai nghén bất thường; Mắc một số bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra: Viêm đường sinh dục, viêm niêm mạc tử cung…; Một số bệnh lý khác: U nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,…
Các biện pháp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt:
Tình trạng rối loạn về kinh nguyệt có thể được can thiệp và chữa khỏi hoàn toàn hoặc cải
thiện một phần khi có lối sống sinh hoạt lành mạnh và được chẩn đoán đúng nguyên nhân để có phương pháp điều trị thích hợp. Một số thói quen tốt có thể giúp chị em cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt như:
Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, hợp lý.
Điều chỉnh chế độ ăn uống bắt đầu khoảng 14 ngày trước chu kỳ kinh có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và nội tiết tố, hạn chế một số rối loạn kinh nguyệt nhẹ.
Chế độ ăn uống lành mạnh áp dụng cho tất cả mọi người bao gồm ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau quả, tránh chất béo bão hòa và thức ăn nhanh. Hạn chế muối (natri) có thể giúp giảm đầy hơi. Hạn chế uống cà phê, đường, rượu bia và các thức uống kích thích khác.
Uống đều đặn mỗi ngày 2 lít nước
Việc uống nhiều nước mỗi ngày là việc làm giúp cho cơ thể giữ được lượng đường huyết ổn định, giúp cải thiện hiệu quả việc kinh nguyệt không đều.
Tập thể dục
Lựa chọn phương thức tập thể dục phù hợp và không luyện tập quá sức giúp cho chị em có một thể trạng tốt, hệ tuần hoàn khỏe mạnh, quá trình trao đổi chất giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Giữ tâm thế thoải mái
Các yếu tố tâm lý tiêu cực như căng thẳng, căng thẳng, lo lắng…. đều là nguyên nhân gây ức chế hoạt động của tuyến yên khiến cho quá trình tiết dịch và rụng trứng không đều dẫn đến kinh nguyệt không theo chu kỳ. Chính vì vậy chị em đừng quá lo lắng về các vấn đề xảy ra trong cuộc sống thường ngày. Hãy giải tỏa tâm lý bằng cách chia sẻ với những người mình yêu thương và tìm ra các cách giải quyết.
Phụ nữ là một nửa của thế giới. Chăm sóc sức khỏe cơ thể, vệ sinh cho phụ nữ là điều quan trọng để thể hiện sự yêu thương cũng như nâng niu dành cho phái đẹp. Các chị em phụ nữ hãy học cách yêu thương và tự bảo vệ mình, đừng ngại ngùng đi khám khi thấy cơ thể mình có những dấu hiệu khác thường hoặc những triệu chứng ban đầu của rối loạn kinh nguyệt.