Rối loạn kinh nguyệt và ảnh hưởng của nó đến sức khoẻ của chị em phụ nữ

Rối loạn kinh nguyệt và ảnh hưởng của nó đến sức khoẻ của chị em phụ nữ. 

Rối loạn kinh nguyệt là điều không một chị em nào mong muốn, nó ảnh hưởng đến sức khỏe cũng nhưng khả năng sinh sản của nữ giới. Đây cũng có thể là dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh nguy hiểm. Do đó, nếu đang có vòng kinh thất thường bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra trước khi quá muộn. 

Rối loạn kinh nguyệt là gì 

Kinh nguyệt là hiện tượng bong tróc lớp niêm mạc tử cung có chu kỳ do sự thay đổi nội tiết làm chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo. Kinh nguyệt lần đầu tiên xuất hiện ở bé gái từ 12-16 tuổi, chu kỳ trung bình là 28 ngày, tuy nhiên có một số trường hợp ngắn hơn khoảng 25 ngày hoặc dài hơn 30 – 35 ngày, tùy từng người và thời gian thường kéo dài từ 3-5 ngày. Lượng máu mất đi sau mỗi kỳ hành kinh là từ 50-150 ml.

Rối loạn kinh nguyệt: là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày có kinh và số lượng máu kinh so với những chu kỳ thông thường trước đó. Đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó, có thể do nội tiết, có thể tổn thương thực thể cơ quan sinh dục nữ, đôi khi chỉ đơn thuần là do thay đổi điều kiện môi trường sống.

Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra cho phụ nữ ở nhiều độ tuổi, mức độ và biểu hiện khác nhau như ở lứa tuổi dậy thì, sinh con, mãn kinh,… gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của chị em phụ nữ nếu không được chữa trị kịp thời.

Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt 

Những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên bạn vẫn nên chú ý khi gặp phải một số biểu hiện bất thường sau của rối loạn kinh nguyệt:

   Bất thường về chu kỳ kinh: Là khi vòng kinh của bạn dài trên 35 ngày (kinh thưa) hay ngắn dưới 22 ngày (kinh mau), thậm chí là không có kinh từ 6 tháng trở lên (vô kinh).

   Bất thường về máu kinh: Là những bất thường về số lượng và ngày có kinh, như:

  • Cường kinh: còn gọi là băng kinh, lượng máu kinh > 20ml/kỳ.
  • Thiểu kinh: số ngày có kinh < 2 ngày và lượng kinh < 20ml/kỳ.
  • Rong kinh: số ngày có kinh > 7 ngày.
  • Màu kinh: Thường là máu đỏ thẫm, có mùi hơi tanh, không đông, nếu máu kinh có lẫn máu cục hoặc máu đỏ tươi hay hồng nhạt là bất thường.

Bất thường về triệu chứng khác kèm theo khi đến chu kỳ kinh nguyệt: Trong đó, các bất thường về kinh nguyệt, thống kinh là hiện tượng phổ biến nhất, thường có triệu chứng đau bụng dưới khi hành kinh. Nếu đau, cơn đau có thể xuyên ra cột sống, lan xuống đùi và lan ra toàn bụng. Ngoài ra có thể thấy đau lưng kèm theo tức ngực, căng vú, buồn nôn, dễ xúc động, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động.

Ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt 

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt hằng ngày, và thậm chí về lâu dài sẽ gây nên những hệ lụy về sức khỏe. Một số ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt có thể kể đến như:

  • Lo âu căng thẳng: không thể phụ nhận được vai trò của kinh nguyệt đối với sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Chính vì thế mà triệu chứng bất thường của tình trạng này sẽ là một trong những nguyên nhân khiến chị em thường xuyên cảm thấy lo âu, căng thẳng và băn khoăn không biết nên khắc phục bằng cách nào.
  • Gây thiếu máu: tình trạng rối loạn kinh nguyệt trong đó có biểu hiện ra nhiều máu kinh một cách bất thường sẽ là nguyên nhân khiến nhiều chị em gặp phải tình trạng thiếu máu, có thể dẫn tới hoa mắt, chóng mặt, ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em.
  •  Ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục: Các nghiên cứu khoa học cho thấy quan hệ tình dục vào những ngày “đèn đỏ” có thể làm tăng nguy cơ gây nên các bệnh phụ khoa. Do đó rối loạn kinh nguyệt phần nào đó khiến những cuộc “yêu” của bạn cũng trở nên thất thường hơn.
  • Ảnh hưởng đến nhan sắc: Estrogen và Progesteron chính là 2 hormone đóng vai trò cội nguồn sắc đẹp của phái nữ. Do đó, việc rối loạn các hormone này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc, sự tươi trẻ của phái đẹp, làm khí huyết lưu thông kém khiến da kém mịn màng, khiến chị em dễ cáu gắt, nóng tính,… Không chỉ vậy, rối loạn kinh nguyệt còn khiến nhiều chị em lo lắng, căng thẳng, mất tự tin, khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm đáng kể.
  • Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Chu kỳ kinh kéo dài không chỉ gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày mà còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng phát triển gây những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” ( viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng,…).
  • Có nguy cơ gây vô sinh: vấn đề này liên quan đến nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Điển hình là do sự mất cân bằng về nội tiết tố mà tiêu biểu là tình trạng buồng trứng đa nang. Căn bệnh phụ khoa này gây nên triệu chứng rối loạn kinh nguyệt và vấn đề mà chị em gặp phải ở đây chính là có thể ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng và thậm chí còn có thể dẫn đến vô sinh.

Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt 

Rối loạn kinh nguyệt là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên, bạn hãy đến gặp bạn sĩ nếu có rối loạn kinh nguyệt để có chẩn đoán xác định, loại trừ bệnh lý thực thể phải điều trị tại bệnh viện. Còn những rối loạn kinh nguyệt cơ năng, các bác sĩ sẽ tư vấn bạn điều trị và theo dõi tại nhà. Sau đây là 1 số gợi ý đơn giản để cải thiện triệu chứng rối loạn kinh nguyệt cơ năng này:

Cải thiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc phù hợp.

Các chị em phải điều chỉnh chế độ ăn uống của mình cho hợp giờ giấc và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tích cực tập thể dục thể thao thường xuyên, dù là một vài động tác vận động nhỏ mỗi sáng 15-30 phút cũng giúp đẩy lùi chứng rối loạn kinh nguyệt.

Giữ tâm lý thật thoải mái

Cố gắng làm việc và sinh hoạt trong môi trường sạch sẽ, trong lành và ít căng thẳng nhất có thể. Bạn có thể tập nghĩ đến những điều vui vẻ, tích cực, có thể nghe nhạc hoặc trò chuyện với bạn bè nhiều hơn để thư giãn đầu óc.

Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai

Lời khuyên cho bạn là không nên lạm dụng thuốc quá nhiều. Thuốc tránh thai là loại thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, các chị em nên tư vấn bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc tránh thai và có nhiều phương pháp tránh thai khác để bạn có thể lựa chọn.

Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác

Việc sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá không những ảnh hưởng đến nội tiết, gây rối loạn kinh nguyệt mà còn ảnh hưởng đến làn da của bạn nữa. Vì vậy, hãy hạn chế đến mức thấp nhất có thể để có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn nhé!

Điều trị bệnh lý khác nếu có: Tuyến giáp, tiểu đường,…

Ngoài ra, nếu các triệu chứng vẫn không được cải thiện, hãy đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và điều trị để phục hồi sức khỏe!

Trên đây là khái niệm và một số ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của chị em. Nếu bạn đang hoặc có dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt, hãy đến ngay các phòng khám hoặc bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

admin
We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Darlev
Logo
Enable registration in settings - general
Shopping cart