Rối loạn kinh nguyệt: Phải làm sao?

Rối loạn kinh nguyệt: Phải làm sao?

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Nhiều người coi thường hiện tượng này nhưng thực tế rối loạn kinh nguyệt có thể gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe sinh sản. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về rối loạn kinh nguyệt và cách điều trị khi kinh nguyệt bị rối loạn:

Kinh nguyệt là dấu hiệu nhận biết về sinh lý tuổi dậy thì ở nữ giới. Đó là hiện tượng bong tróc lớp niêm mạc tử cung theo chu kỳ nội tiết tố nữ. Kinh nguyệt kéo dài từ 3-7 ngày với chu kỳ từ 28-32 ngày đối với một người bình thường. Tuy nhiên chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào sức khỏe, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi. Kinh nguyệt lần đầu tiên sẽ bắt đầu ở bé gái trong độ tuổi dậy thì (12-16 tuổi) và kết thúc ở nữ giới khi đã đến tuổi mãn kinh (50-55 tuổi).

Kinh nguyệt của mỗi người thường có chu kỳ, số lượng và đặc điểm nhất định. Sự rối loạn kinh nguyệt có thể ở bạn gái tuổi dậy thì hoặc ở độ tuổi rối loạn tiền mãn kinh do rối loạn nội tiết tố, tuy nhiên có những rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh nguy hiểm.

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng bất thường của chu kỳ kinh nguyệt, biểu hiện qua những thay đổi bất thường về số ngày kinh và lượng máu kinh. Những dấu hiệu rối loạn kinh nguyện thường gặp có thể kể đến như :

Bất thường về chu kỳ kinh là khi vòng kinh của bạn dài trên 35 ngày (kinh thưa) hay ngắn dưới 22 ngày (kinh mau), thậm chí không có kinh từ 6 tháng trở lên (vô kinh).

Bên cạnh đó là biểu hiện bất thường về máu kinh, là bất thường về số lượng và ngày có kinh:

     Cường kinh: còn gọi là băng kinh, lượng máu kinh > 20ml/kỳ.

     Thiểu kinh: số ngày có kinh < 2 ngày và lượng kinh < 20ml/kỳ.

     Rong kinh: số ngày có kinh nhiều hơn 7 ngày.

Màu của máu kinh thường là màu đỏ thẫm, có mùi hơi tanh, không đông, nếu máu kinh có lẫn máu cục hoặc máu đỏ tươi hay hồng nhạt là bất thường. 

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng khá phổ biến ở nữ giới. Đặc biệt những đối tượng thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt có thể kể đến như: bé gái ở độ tuổi dậy thì, thời gian đầu đến kỳ kinh các bé gái thường có kinh nguyệt không đều nhau dẫn đến rối loạn; phụ nữ tuổi tiền mãn kinh; phụ nữ sau sinh; nữ giới có chế độ sinh hoạt – ăn uống không hợp lý.

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt phần lớn do thay đổi nội tiết tố nữ nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa nguy hiểm. Tình trạng kinh nguyệt thất thường xảy ra ở nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết được nguyên nhân, hay không phải lúc nào cũng do một nguyên nhân duy nhất. Rối loạn nội tiết tố nguyên nhân có thể do ảnh hưởng của nội tiết tố. Mỗi giai đoạn của người phụ nữ đều ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố bao gồm tuổi dậy thì, mãn kinh, mang thai, sinh con, và cho con bú sẽ làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Trong tuổi dậy thì, cơ thể trải qua những thay đổi lớn. Có thể mất vài năm để estrogen và progesterone đạt được sự cân bằng và thời gian bất thường của chu kỳ kinh nguyệt phổ biến tại thời điểm này. Giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng suy giảm, các nội tiết tố nữ thay đổi làm chu kỳ và lượng máu kinh thay đổi. Thời kỳ mãn kinh tính từ 12 tháng kể từ thời kỳ kinh nguyệt cuối cùng của người phụ nữ. Sau thời kỳ mãn kinh, chị em phụ nữ sẽ không còn những chu kỳ kinh. Trong thời gian mang thai, kinh nguyệt chấm dứt và cho con bú hầu hết phụ nữ sẽ không có kinh. Rối loạn nội tiết tố cũng có thể đến từ việc thay đổi điều kiện sống, thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng hoặc một số loại thuốc gây rối loạn kinh nguyệt như thuốc tránh thai, thuốc điều trị tiểu đường, cao huyết áp,…

Nhiều người cho rằng rối loạn kinh nguyệt là điều bình thường và cứ để tự nhiên rồi sẽ đêu trở lại. Thực chất ít người biết được mức độ nguy hiểm của rối loạn kinh nguyệt. Lượng kinh ra nhiều và kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, tim loạn nhịp, thở gấp,…trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí tính mạng của bạn. Bên cạnh đó, hiện tượng này cũng gây nên nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Chu kỳ kinh kéo dài không chỉ gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày mà còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng phát triển gây những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” ( viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng,…). Nghiêm trọng hơn là nguy cơ vô sinh, bạn có thể khó mang thai hơn nếu bạn có chu kỳ bất thường vì thời điểm rụng trứng không thường xuyên, hoặc do viêm nhiễm gây tắc vòi tử cung. Ngoài ra, còn rất nhiều tác hại khác nữa xoay quanh việc rối loạn kinh nguyệt như ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến nhan sắc phụ nữ và các bệnh lý nguy hiểm khác,…

Từ tất cả những điều trên, chị em phụ nữ cần quan tâm đến bản thân mình nhiều hơn, đảm bảo sức khỏe cá nhân tốt hơn. Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn kèm theo các triệu chứng bất thường như đau bụng dữ dội, cường kinh, rong kinh, máu kinh có màu khác thường,… thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích cho chị em phụ nữ biết cách yêu thương bản thân mình hơn.

admin
We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Darlev
Logo
Enable registration in settings - general
Shopping cart