Dấu hiệu nhận biết rối loạn kinh nguyệt mà bạn không thể bỏ qua

Dấu hiệu nhận biết rối loạn kinh nguyệt mà bạn không thể bỏ qua.

Rối loạn kinh nguyệt là một hiện tượng bất thường của kỳ kinh nguyệt có thể xảy ra ở mọi nữ giới. Thậm chí với nhiều chị em tình trạng rối loạn kinh nguyệt còn kéo dài từ lúc bắt đầu dậy thì cho đến khi mãn kinh. Tuy nhiên cũng có những trường hợp chỉ bị rối loạn kinh nguyệt ở một giai đoạn nào đó và nó có thể gây ra nhiều sự ảnh hưởng tới sức khỏe và cả khả năng sinh sản. Vậy rối loạn kinh nguyệt là gì? Các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các chị em hiểu hơn về vấn đề này.

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt được hiểu là các vấn đề bất thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Đây vốn là một hiện tượng sinh lý xảy ra ở cơ quan sinh sản nữ giới, bắt đầu từ quá trình hình thành trứng và kết thúc bằng việc ra máu kinh nguyệt.

Một kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường khi chu kỳ kinh xảy ra đều đặn với số ngày hành kinh không vượt quá 7 ngày và lượng máu kinh dao động từ 30 – 80ml. Tùy theo cơ địa của từng người mà độ dài kỳ kinh nguyệt sẽ có sự khác nhau. Nó có thể dao động từ 21 – 35 ngày.

Tuy nhiên khi kinh nguyệt có sự thay đổi bất thường về độ dài vòng kinh so với các chu kỳ trước hay số ngày ra máu kinh, lượng máu kinh, màu sắc máu… thì được xem là tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn kinh nguyệt

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở mọi nữ giới và nó thường biểu hiện qua những dấu hiệu khác nhau. Điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở từng trường hợp.

Các bạn gái có thể xác định mình bị rối loạn kinh nguyệt khi gặp phải các triệu chứng sau:

Kinh nguyệt đến sớm:

Là tình trạng kinh nguyệt đến sớm hơn các chu kỳ trước 1 tuần hoặc nhiều hơn. Hoặc trong vòng 1 tháng mà nữ giới bị ra máu kinh tới 2 lần.

Kinh nguyệt đến muộn:

Trái với kinh nguyệt đến sớm là hiện tượng kỳ kinh nguyệt đến muộn hơn so với các chu kỳ trước đó quá 7 ngày. Nó còn được gọi là tình trạng chậm kinh hay trễ kinh.

Không có kinh:

Thường được gọi là vô kinh hay mất kinh. Xảy ra khi nữ giới quá tuổi dậy thì (18 tuổi) nhưng vẫn chưa có kinh nguyệt hoặc bị mất kinh liên tục trong nhiều tháng liền.

Lượng máu kinh bất thường:

Lượng máu kinh bình thường ở một nữ giới thường dao động từ 30 – 80ml. Tuy nhiên khi bị rối loạn kinh nguyệt, nữ giới có thể chỉ ra 1 ít máu (<10ml) hoặc ra quá nhiều máu (> 100ml).

Rong kinh:

Thông thường nữ giới sẽ bị ra máu kinh trong khoảng từ 3 – 5 ngày hoặc tối đa 7 ngày. Nhưng một số nữ giới có thể gặp phải tình trạng ra máu kinh kéo dài quá 10 ngày, thậm chí là nửa tháng. Đây là tình trạng rong kinh, một dấu hiệu kinh nguyệt khá phổ biến ở nữ giới.

Màu sắc máu kinh bất thường:

Ở đầu chu kỳ kinh nguyệt, màu sắc máu kinh thường có màu đỏ tươi và sẫm dần về cuối. Tuy nhiên khi bị rối loạn kinh nguyệt, các chị em có thể có các dấu hiệu máu kinh có màu nâu hoặc màu đen, kèm theo tình trạng vón cục bất thường…

Đau bụng kinh:

Tình trạng đau bụng kinh là dấu hiệu thường gặp khi có kinh nguyệt. Tuy nhiên với các trường hợp bị đau bụng kinh dữ dội, quằn quại kéo dài từ đầu kỳ nguyệt san cho đến khi kết thúc thì có thể là dấu hiệu của tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Các nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là do các yếu tố sau:

Do tuổi dậy thì

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là một vấn đề rất phổ biến. Hầu hết các bạn gái khi mới bước vào tuổi dậy thì đều có kì kinh nguyệt không đều, với nhiều dấu hiệu rối loạn từ nặng đến nhẹ.

Điều này là bởi đây là thời kỳ mà buồng trứng và tử cung mới đi vào hoạt động nên chưa được ổn định. Và điều đó sẽ kéo theo việc chu kỳ kinh bị rối loạn bất thường. Phải sau vài năm vấn đề này mới được cải thiện.

Rối loạn nội tiết tố

Nội tiết tố là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Do đó, khi nội tiết tố trong cơ thể bị tăng giảm bất thường, các chị em sẽ rất dễ gặp phải các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt.

Do vấn đề tâm lý, thần kinh

Tâm lý cũng là một yếu tố chi phối tới hoạt động chu kỳ kinh nguyệt. Nếu chị em có tâm lý ổn định, thoải mái và vui vẻ thì thường có kỳ kinh nguyệt đều đặn. Ngược lại, những chị em thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi kéo dài sẽ dễ khiến kỳ kinh bị rối loạn bất thường.

Do chế độ ăn uống

Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Nó sẽ làm cản trở sự kích thích của não để tiết ra estrogen. Và khi hàm lượng estrogen trong cơ thể thấp sẽ gây ảnh hưởng tới việc rụng trứng và khiến cho kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Đó là lý do mà các chị em có thể gặp các vấn đề như kinh nguyệt ra ít, tắc kinh, kinh đến muộn…

Việc cơ thể không được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cũng sẽ gây cản trở sự kích thích của não tiết ra estrogen. Khi hàm lượng estrogen thấp sẽ làm ảnh hưởng đến việc rụng trứng và khiến cho kỳ kinh nguyệt của chị em có thể ra ít hơn bình thường.

Do bệnh lý

Những thương tổn do các căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa hay bệnh tử cung, buồng trứng… đều có thể gây tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Một số căn bệnh điển hình có thể gây kinh nguyệt không đều phổ biến có thể kể đến như: viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm buồng trứng, viêm tử cung, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, ung thư…

Thông thường với mỗi diện bệnh, các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt sẽ khác nhau và chúng thường đi kèm với một loạt các dấu hiệu bất thường khác, gây tổn hại đến sức khỏe người bệnh.

Do sinh nở

Sau khi sinh nở, cơ quan sinh sản như tử cung, buồng trứng vẫn chưa hồi phục lại trạng thái ban đầu. Cùng với đó là lượng nội tiết tố trong cơ thể cũng chưa ổn định và ảnh hưởng của việc cho con bú. Tất cả các yếu tố này sẽ khiến nhiều chị em bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh với các biểu hiện như kinh ra ít, kinh ra nhiều, vòng kinh kéo dài, rong kinh

Tóm lại

Ngoài những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt kể trên thì trên thực tế vẫn có một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng này như: tác dụng phụ của thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp, ảnh hưởng của các loại thuốc điều trị bệnh như thuốc kháng sinh, thuốc an thần… vận động quá sức, sử dụng nhiều bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích … 

Với mỗi cơ thể sẽ có những dấu hiệu khác nhau, báo hiệu bạn đang gặp phải trình trạng rối loạn kinh nguyệt. Bên cạnh việc chăm sóc cơ thể sạch sẽ, đúng cách và có chế độ sinh hoạt: ăn, uống, ngủ nghỉ đều đặn,… để có một chu kỳ kinh an toàn, đúng ngày. Nếu bạn gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài, hãy nhanh chóng đi đến các cơ sở khám chữa bệnh để được bác sĩ và các chuyên gia kiểm tra kịp thời.

admin
We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Darlev
Logo
Enable registration in settings - general
Shopping cart