
Kinh nguyệt là gì? Một số điều về chu kỳ kinh nguyệt bạn nên biết.
Đối với phụ nữ, từ tuổi dậy thì cho đến thời kỳ tiền mãn kinh, kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường và khá quen thuộc. Điều bất ngờ, là đại đa số người được hỏi lại khá băn khoăn và không thực sự chắc chắn về việc mình hiểu rõ bản chất về vấn đề này.
Với ngàn câu hỏi về chu kỳ kinh nguyệt, bài viết: Kinh nguyệt là gì? Một số điều về chu kỳ kinh nguyệt bạn nên biết. Đừng bỏ lỡ nội dung chia sẻ dưới đây, bởi chúng thực sự rất cần thiết cho bạn đấy.
Kinh nguyệt là gì ? Chu kỳ kinh nguyệt là gì ?
Không quá khó hiểu. Thuật ngữ kinh nguyệt thường được gọi với nhiều cái tên: “tới tháng”, “ rụng dâu”,… Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, nó là sự thay đổi của sinh lý mang tính tuần hoàn được điều hành bởi hormone sinh dục của nữ.
Kinh nguyệt xuất hiện là sự thay đổi của hormone sinh dục nữ khi sự giảm sút đột ngột của estrogen, progesterone. Và là một hiện tượng hết sức bình thường. Tuổi trung bình hành kinh lần đầu theo khảo sát là 12 tuổi. Cũng có trường hợp có kinh nguyệt vào tuổi từ 8-16 tuổi. Độ tuổi mãn kinh xảy ra giữa độ tuổi 45-55 tuổi.
Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra ở phụ nữ vào một thời điểm nhất định trong tháng. Một chu kỳ kinh nguyệt trung bình diễn ra từ 28 ngày. Và mỗi tháng, ngày có kinh nguyệt từ 3-7 ngày, tùy cơ địa từng người . Trong mỗi kỳ bị hành kinh, cơ thể người phụ nữ rụng từ 1-2 trứng và có 1 trứng phóng ra ( đôi khi là 2).
Các giai đoạn của một chu kỳ kinh nguyệt
Giai đoạn 1 – Giai đoạn kinh nguyệt: Các dấu hiệu xuất hiện là những bước bạn có thể nhận biết để hiểu rằng mình đang bị hành kinh.
Giai đoạn 2 – Giai đoạn nang trứng: Giai đoạn xảy ra từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 13 diễn ra chu kì. Nó xảy ra song song với giai đoạn bị hành kinh. Nang trứng được kích thích do tuyến yên, buồng trứng sản sinh từ 5-20 nang nhỏ. Các nang trứng trưởng thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình thụ thai. Trong số nang trứng nhỏ thì thường có 1 trứng chưa trưởng thành và nó sẽ được hấp thụ lại vào cơ thể.
Giai đoạn 3 – Giai đoạn rụng trứng: giai đoạn quan trọng, được người ta tính toán đặc biệt khi có nhu cầu mang thai. Diễn ra vào ngày thứ 14 của chu kỳ, xuất hiện khi trứng được phóng ra từ buồng trứng. Trong 24-36 giờ sau, nồng độ hormone pH tăng cao, lúc này nếu trứng không được thụ tinh thì sẽ thành trứng chết. Tinh trùng thì có thể tồn tại đến 5 ngày trong đường sinh dục của người phụ nữ. Nên ngày 15 rụng trứng, tỷ lệ đậu thai là rất khả thi.
Giai đoạn 4 – Giai đoạn hoàng thể: Giai đoạn này bắt đầu sau giai đoạn rụng trứng, ngày thứ 15. Khác với trước đó, nồng độ hormone pH, FSH giảm xuống. Thời gian cho cơ hội thụ thai tốt nhất đã qua đi.
Trong buồng trứng, nang trứng xẹp xuống và hình thành hoàng thể (khối tế bào nhỏ, màu vàng). Thể vàng sản sinh ra progesterone làm chất nhầy có ở cổ tử cung người phụ nữ trở nên đặc hơn. Nếu được thụ tinh ở ống dẫn trứng lớp niêm mạc. Hợp tử sau đó bám vào lớp niêm mạc làm tổ và lúc đó quá trình mang thai bắt đầu được hình thành.
Trường hợp: bước vào giai đoạn thoái hóa khi trứng không được thụ tinh hoặc không đạt và trở thành trứng chết. Nồng độ hormone estrogen và progesterone giảm xuống, khiến các mạch máu trong niêm mạc tử cung co lại. Những cơn đau do bị hành kinh trong chu kỳ kinh nguyệt là do cơ tử cung co thắt giai đoạn sau. Các mạch máu trong niêm mạc vỡ ra, máu được đào thải qua âm đạo.
Giai đoạn 5 – kết thúc chu trình cũ và quy trình kinh nguyệt mới được hình thành.
Những lưu ý về mà bạn nên biết
Khi đã nắm được khái niệm, định nghĩa liên quan về kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt thì cũng cần lưu ý về những điều sau:
- Theo dõi ngày có kinh và ghi chú, lưu giữ trên APP điện thoại, để những tháng kế tiếp ước định được trước ngày bị hành kinh.Lấy đó làm cơ sở, nếu có chênh lệch ngày hoặc không có kinh trong nhiều ngày liền cần liên hệ hỗ trợ, thăm khám sức khỏe ngay.
- Hiểu được bản chất của vấn đề. Nhận biết các dấu hiệu xuất hiện kinh nguyệt: đau bụng dưới, đau lưng, vùng ngực hơi đau nhức, buồn nôn, mệt mỏi,…Tuy thế, cũng hãy cố gắng vận động nhẹ, xoa bụng, uống các đồ dùng ấm,..để giảm đi tình trạng này.
Kết luận
Có thể nói, việc quan tâm và hiểu được các khái niệm, thuật ngữ và sự theo dõi sát sao về chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là cần thiết. Việc hời hợt, thiếu quan tâm có thể dẫn đến những kết quả không như mong đợi.
Qua bài viết: Kinh nguyệt là gì? Một số điều về chu kỳ kinh nguyệt bạn nên biết. Nếu bạn vẫn chưa nhớ hết được các nội dung cơ bản về kinh nguyệt và lưu ý thì bạn có thể đọc lại lần nữa để chắc chắn về kiến thức mình đã học được. Ngoài ra, đừng ngại chia sẻ điều này cho người thân, bạn bè xung quanh của mình nhé. Cùng nhau hiểu và tốt lên cùng nhau là việc tạo ra giá trị lan tỏa.
Website: https://darlev.com/
Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100075930116546